Hoa Thược Dược: Ý nghĩa và Cách trồng nở đúng dịp Tết

Hoa là loài đẹp, thường được sử dụng để trang trí, trưng hoa ngày Tết. Vì đây là loài hoa đẹp, sang trọng, và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Trong bài viết này, Shop Hoa Tươi Vũng Tàu chúng mình sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của hoa thược dược và cách trồng, chăm sóc hoa nhé.

hoa thược dược

Nguồn gốc Hoa Thược Dược

Hoa thược dược hay được gọi với tên khoa học là Dahlia pinnata, thuộc họ Cúc (Asteraceae), hoa có nguồn gốc từ Mexico. Tên khoa học của thược dược được đặt theo tên của một nhà khoa học người Thụy Điển có công đem loài hoa này đến châu Âu và phổ biến chúng. Thược dược (Dahlia pinnata) là quốc hoa của Mexico. Tại Hoa Kỳ, thược dược là quốc hoa của Seattle và là quốc hoa của San Francisco .

Còn ở Việt Nam, hoa được trồng từ những thập niên 70. Hiện nay hoa phổ biến tại các làng hoa miền Bắc như làng hoa Nghi Tàm, làng hoa Ngọc Hà,… Ngày này hoa thược dược được nhân giống có thể trồng được các ở hoàn cảnh, điều kiện khí hậu khác nhau.

Đặc điểm của Hoa Thược Dược

Một vài đặc điểm của cây hoa thược dược:

Thược dược là loại hoa thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 50 – 150cm, tuy nhiên với hoa thược dược lùn thì chỉ cao khoảng 20 – 40cm.

Thân cây thẳng đứng, phân nhánh, lá của hoa mọc đối xứng nhau có phiến lá hình trứng.

Thược dược có nhiều màu khác nhau: màu tím, màu đỏ, màu trắng,… các cánh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.

Thược dược là loại ưa ẩm cao, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên.

Hoa Thược Dược nở vào mùa nào?

Hoa thược dược ra hoa từ tháng 9 dương lịch đến hết tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, thời điểm hoa đẹp nhất và nở rộ nhất là vào dịp cận Tết. Hoa phù hợp với thời tiết ẩm kèm theo mưa phùn nhẹ.

Các loại Hoa Thược Dược

Thược dược thuộc loại cây hoa có màu sắc đa dạng và phong phú, hoa có 2 dạng: hoa đơn và hoa kép.

Dựa vào chiều cao cây mà phân thành các nhóm sau:

Nhóm cao cây: Là nhóm cây có chiều cao > 80cm, phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành.

Nhóm cao trung bình: Là nhóm cây có chiều cao 40-80cm phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng bồn trang trí và trồng chậu.

Nhóm thấp cây: Là nhóm cây có chiều cao <40cm, phù hợp trồng bồn, trồng chậu.

ý nghĩa hoa thược dược

Ý nghĩa Hoa Thược Dược theo dân gian

Theo dân gian Việt Nam, người đời thường tôn vinh Hoa Mẫu Đơn và Hoa Thược Dược là “hoa vương và hoa tướng”. Nếu hoa mẫu đơn được xem là “hoa vương”, vua của các loài hoa với vẻ đẹp quốc sắc thiên hương thì thược dược cũng không kém phần khi được xưng là “hoa tướng” kế bên cạnh cành mẫu đơn.

“Hoa tướng” Thược dược có vẻ đẹp mặn nồng, sang trọng, bên cạnh đó nó còn có công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.

Hoa Thược Dược đem đến rất nhiều sự may mắn cũng như hạnh phúc và sự sung túc, đủ đầy cho gia đình nên chúng thường được mọi người mua về để trang trí nhà cửa vào ngày Tết như một điềm lành.

Hoa Thược Dược còn rất được ưa chuộng để làm quà tặng cho người yêu với mong muốn đối phương luôn được vui vẻ và hạnh phúc. Tình yêu của Hoa Thược Dược là một tình cảm nhẹ nhàng nhưng sâu đậm, luôn hướng về người mình yêu, xem hạnh phúc của người ấy chính là hạnh phúc của chính bản thân mình.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược trong cuộc sống

Lòng biết ơn: Hoa Thược Dược có ý nghĩa đề cao sự biết ơn. Nếu bạn tặng ai đó hoa thược dược thì mang ý nghĩa bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với người được tặng.

Tính tích cực trong cuộc sống: Hoa thược dược có thể tồn tại trong điều kiện sống khá khắc nghiệt. Cũng chính vì thế mà nó mang ý nghĩa vươn lên, vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Chấp nhận và thay đổi tích cực, hướng tới những điều tốt đẹp.

Nổi bật giữa đám đông: Loài hoa nổi bật so với tất cả những người khác bằng vẻ đẹp và vẻ ngoài độc đáo của nó. Nó dạy chúng ta rằng chúng ta phải luôn nổi bật và là chính mình cho dù người khác nghĩ gì.

Sự tử tế: Hoa thược dược tượng trưng cho lòng tốt và sự duyên dáng. Nó dạy chúng ta phải tử tế và rộng lượng với người khác vì đổi lại chúng ta có thể nhận được nhiều hơn thế từ cuộc sống.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược trong phong thủy

Hoa Thược Dược với nhiều màu sắc khác nhau: Hoa Thược Dược đen, Hoa Thược Dược đỏ,.. nên phù hợp với cả 5 mệnh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Xem thử trong nhà bạn nếu hợp mệnh nào thì trang trí cắm hoa sẽ mang nhiều tài lộc, may mắn đến cho bạn.

Ngoài ra, dịp Tết nếu bạn trang trí Hoa Thược Dược có ỹ nghĩa mang nhiều may mắn, thành công cho gia đình trong năm tới.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược ngày Tết

Trong ngày Tết, thược dược biểu tượng cho sự may mắn, sung túc và đủ đầy trong cuộc sống. Ngày Tết xưa thường có câu “nhất lay ơn, nhì thược dược” cho thấy được sự phổ biến của loài hoa này trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược trong tình yêu

Trong tình yêu, Hoa Thược Dược mang ý nghĩa thủy chung, chân thành, trường tồn với tình yêu. Nên trong các dịp lễ những người yêu nhau hay dùng hoa thược dược để làm quà tặng. Với ý nghĩa luôn yêu thương với nhau.

Và trong các lễ cưới, người ta vẫn sử dụng hoa thược dược để trang trí nhưng khẳng định: tình yêu hôn nhân của chúng ta sẽ bền vững, mặn nồng. Và có ý nghĩa mong cầu sự gắn kết và nắm tay nhau đi đến cuối đoạn đường đời còn lại.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược theo màu sắc

Như mình đã nói ở trên thì Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc khác nhau, và mỗi màu sắc có ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống, tình yêu:

Ý nghĩa Hoa Thược Dược trắng

ý nghĩa hoa thược dược trắng

Hoa Thược Dược trắng với vẻ đẹp mong manh, dịu dàng tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng và ngây thơ. Bạn có thể tặng hoa thược dược trắng cho bất kỳ ai với ý nghĩa muốn bảo vệ, che chở cho người đó.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược vàng

Ý nghĩa Hoa Thược Dược vàng

Hoa Thược Dược vàng rạng rỡ như ánh mặt trời: có ý nghĩa tạo năng lượng tích cực, ngoài ra sắc vàng có ý nghĩa của sự giàu sang, sung túc. Tặng hoa hoặc trang trí hoa thược dược vàng với ý chúc bạn thành công, may mắn.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược tím hoặc hồng

Ý nghĩa Hoa Thược Dược hồng

Hoa Thược Dược tím tượng trưng cho sự thủy chung và sự tử tế: Tặng hoa thược dược tím cho người mình yêu với ý nghĩa thủy chung, khẳng định tình yêu của mình là duy nhất.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược đỏ

Ý nghĩa Hoa Thược Dược đỏ

Hoa Thược Dược đỏ mang đến sự đam mê đầy nồng thắm: Màu hoa thể hiện cho tình yêu nồng cháy, mạnh mẽ. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về năng lượng tích cực, tặng hoa cho bạn bè, đối tác với ý nghĩa mong họ vượt qua mọi khó khăn, và thành công trong cuộc sống, công việc.

Ý nghĩa Hoa Thược Dược đen (màu đỏ thẫm)

Ý nghĩa Hoa Thược Dược đen

Đóa thược dược đen với vẻ đẹp đầy huyền bí: Thật ra Hoa thược dược không có màu đen, đó là màu đỏ thẫm, hoặc đỏ tía đậm, khi nhìn thoáng qua thì tưởng màu đen nên hay gọi là thược dược đen.

Có một câu chuyện về hoa thược dược đen như sau:

Vào năm 1842, nữ hoàng xứ Anh Quốc Victoria đã gán cho đóa thược dược đen một ý nghĩa đó là “nửa mùa tang”. Việc này diễn ra vào mùa tang của vua Albert hay phu quân của bà. Để tưởng nhớ đến người chồng quá cố, bà đã xem thược dược đen như một biểu tượng của tình yêu chung thủy và chân thành. Đóa thược dược đen chính là cách bà nói lên lòng mình rằng “tình yêu của người là hạnh phúc của tôi.”

Tuy vậy, Hoa Thược Dược đen còn mang một ý nghĩa phản bội.

Hướng dẫn cách trồng Hoa Thược Dược

Thời vụ trồng hoa thược dược

Hoa thược dược có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là vụ Thu Đông, đây cũng là vụ trồng để hoa nở đón Tết. Hoa thược dược là loại hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hoa từ 15 – 30 độ C.

Hoa thược dược ưa ánh sáng trung bình, cây yêu cầu độ ẩm cao nhưng không được ngập úng vì sẽ gây thối rễ trong thời gian ngắn.

Chọn giống

Hiện nay ở Việt Nam, hoa thược dược có nhiều loại giống phổ biến và được trồng khắp nơi trên cả nước. Các giống này chia làm ba nhóm là:

Hoa thược dược lùn: chiều cao dưới 40 cm, thích hợp để trồng chậu

Hoa thược dược trung: chiều cao từ 40 – 80 cm, thích hợp để trồng chậu và trồng cắt cành

Hoa thược dược cao: chiều cao hơn 80 cm, thích hợp trồng ngoài đất để cắt cành.

Ngoài ra Hoa thược dược còn chia làm 2 loại chính đó là hoa đơn và hoa kép

Hoa đơn: đối với giống hoa đơn là loài hoa cánh đơn, cánh mỏng, có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, nhưng đã từ lâu được ít người quan tâm và trồng hoa thược dược đơn.

Hoa kép: Giống hoa thược dược kép có nhiều hình dáng đẹp và màu sắc, có nhiều cánh hoa, và xếp thành nhiều vòng khác nhau khá là đẹp.

Hiện nay giống có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu Da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến…

Bạn có thể chọn giống trồng tùy thuộc vào sử thích và điều kiện. Thược dược có thể nhân giống bằng hạt, bằng củ hoặc bằng giâm cành.

Chuẩn bị đất trồng

Để hoa phát triễn tốt và ít sâu bệnh thì bạn cần chuẩn bị đất trồng thật kỹ lưỡng. Đất trồng cần tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Bạn có thể sử dụng các loại phân bón như phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trâu hun, xơ dừa…để bón cho đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Cứ tầm sau 15-20 ngày thì bạn cần bón thúc để bổ sung dinh dưỡng cho cây, ngoài ra khi bón phân, bạn cần xử lý các mầm bệnh trong phân để không gây sâu bệnh cho hoa.

Hoa thược dược bạn có thể trồng trong chậu hoặc đất vườn. Bạn có thể mua chậu ở các nhà vườn, hoặc tận dụng các thùng xốp, khay nhựa, thùng nhựa…tuy nhiên bạn cần lưu ý là cần đục lỗ thoát nước ở dưới đáy hoặc bên hông thùng để thoát nước, nếu đất bị úng nước thì cây sẽ chết.

Hướng dẫn trồng hoa thược dược

cách trồng hoa thược dược

+ Trồng cây bằng cách giao hạt:

Trước khi gieo trồng thì bạn ngâm hạt trong nước theo tỷ lệ: 2 sôi 3 lạnh khoảng 30 phút – 60 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bạn có thể bỏ qua bước này cũng dc, vì hạt hoa thược dược nó cũng dễ nảy mầm. Bạn ngâm trước nước ấm là để tăng tỉ lệ nảy nầm cho hoa.

Đất trồng thì bạn đã chuẩn bị sẵn, đổ vào chậu hoặc khau ươm. Đặt từng hạt vào ô khay, hoặc chậu, làm hạt ẩm, phủ nhẹ lớp đất lên trên, sau đó tưới ẩm cho hạt.

Đậy chậu bằng một túi nilon trong suốt, được giữ cố định bằng dây cao su. Nếu gieo trong khay hạt giống, đậy bằng nắp khay. Sau 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con sau vài tuần.

Khi lá thật đã lớn tầm 3-4-5 lá con thì bạn sẽ chuyển sang chậu lớn để trồng, hoặc đất vườn. Khi chuyển trồng thì bạn cần nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ của hoa.

Nhẹ nhàng cấy cây con vào chậu 10cm-15cm đã trộn sẵn đất trồng và phân hữu cơ đa năng, chắc và tưới nước tốt.

+ Nhân giống bằng cành (chồi):

Chọn những cành hoặc chồi nách, cành bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm); mùa Thu giâm dày hơn mùa Hè.

Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 – 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10 – 15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.

Cắm gốc cành sâu 1,5 – 2cm trên nền luống hoặc trong chậu có chứa đất sạch mà bạn chuẩn bị từ trước. Sau khi giâm cành thì bạn tưới ẩm. Thời gian ra rễ từ khoảng 10-15 ngày. Nhớ thường xuyên tưới ẩm cho cây nhanh ra rễ.

+ Nhân giống bằng củ:

Khi mua củ giống thì bạn nên chọn những củ giống khỏe mạnh, mập mập, không khô héo… Sau khi mua về thì cho củ vào chậu trồng, phủ một lớp đất mỏng lên rồi tưới giữ ẩm cho hoa.

Đợi sau khi chồi mọc lên khỏi mặt đất trồng, loại hoa to giữ lại một chồi, loại hoa vừa giữ lại 2 chồi, thì ngắt bỏ các chồi còn lại.

Chăm sóc sau trồng Hoa Thược dược

– Che nắng: Giai đoạn đầu mới trồng sử dụng lưới đen có độ che giảm ánh sáng 50% để che cho cây. Sau trồng 10-15 ngày, khi cây đã bén rễ và hồi xanh gỡ bỏ từ từ lưới đen (chỉ che vào buổi trưa và vào lúc nắng to). Sau trồng 20 ngày gỡ bỏ lưới che hoàn toàn.

– Tưới nước: Tưới ngày hai lần, tưới vào buổi sáng và trễ vào buổi chiều để tránh cây bị cháy nắng, không tưới quá nhiều làm cây bị úng.

– Bấm ngọn: Thường thì sau khi hoa phát triễn, mình cần phải bấm ngọn, nên bấm ngọn cách gốc 7-8 cm, hoặc còn lại 3-4 cặp lá trưởng thành. Sau đó 15-20 tiếp theo bấm ngọn lần 2, để lại từ 2-4 cặp lá trên mỗi nhánh. Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể bấm ngọn lần thứ 3. Thời gian từ lần bấm cuối đến lúc nở hoa khoảng 50-55 ngày.

– Bón phân thúc: Sử dụng các loại phân bón NPK tổng hợp có bổ sung thành phần vi lượng, hòa tan tưới trên gốc. Ngoài ra nên kết hợp sử dụng thêm một số loại phân bón qua lá như: Đầu trâu 502, 702…

Thược dược ra hoa sớm, chỉ khoảng 50 – 60 ngày là cho hoa. Do đó, ai định trồng thược dược thì phải tính toán để có thể thu hoa đúng dịp Tết.

Thược dược là loài ưa ánh sáng nên để cây ở ngoài trời. Nhưng khi chuẩn bị ra nụ thì phải chú ý đưa cây vào chỗ tối, nơi có nhiệt độ thấp để cho cây tiện ra hoa. Đồng thời tưới nước vào mỗi buổi sáng và tối để tạo độ ẩm cho đất, tránh tình trạng cây bị cháy nắng.

Trước khi nở hoa: ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non từ lá thứ thư trở lên. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Sau khi hoa nở: tiến hành cắt tỉa, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh để giúp chồi nách phát triển và có thể thưởng thức hoa thêm lần nữa vào mùa thu. Trong thời gian hoa nở nên bón phân mỗi tháng 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho Hoa Thược Dược

Hoa thược dược dễ bị tấn công bởi một số loại sâu như: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang ăn lá và một số loại bệnh hại như: Bệnh thối thân và bệnh phấn trắng.

Cần theo dõi để phát hiện sớm sâu bệnh, ưu tiên dùng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt bỏ lá bị bệnh…

Tuy nhiên nếu trường hợp sâu bệnh vượt ngưỡng kiểm soát thì cần sử dụng một số loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh như Trigard 100SL, Pegasus 500EC, Ascend 20SP, Sherpa 25EC, Anvil 5SC, Score 250EC, Topsin M 70WP…

Nếu hoa bị thối rễ thì nguyên nhân chính là tưới nước quá nhiều, mà không có biện pháp thoát nước nên bị úng rễ. Cách khắc phục là tưới nước vừa phải, làm lại đất tơi xốp, thoáng khí.

Lưu ý cách trồng Hoa Thược Dược nở đúng Tết

cách trồng hoa thược dược

Bí quyết để hoa thược dược nở đúng tết là canh thời điểm trồng và bấm ngọn cho phù hợp với từng kiểu trồng:

Trồng bằng cây con thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày nên bắt đầu trồng từ giữa tháng 9 âm lịch, bấm ngọn 2 lần vào thời điểm 20 ngày và 40 ngày sau trồng.

Nếu trồng bằng hạt hoặc củ thì thời gian sinh trưởng từ 110 – 140 ngày, do đó bạn cần trồng sớm hơn. Bấm ngọn từ 1 – 2 lần tùy vào sự sinh trưởng của cây.

Kết luận

Trên đây Shop Hoa Tươi Vũng Tàu chia sẻ cho bạn những ý nghĩa của hoa Thược dược và cách trồng hoa ở đúng dịp Tết. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn trong việc trồng hoa thược dược thành công.

Trong thời gian dịp Tết ngoài thược dược ra thì vẫn còn những loài hoa khác có thể trồng và trang trí trong dịp Tết đó là Hoa Lay Ơn, hoặc Cúc vạn thọ.

Bạn có thể tham khảo thêm ý nghĩa và cách trồng 2 loại hoa này

Ý nghĩa và cách trồng Hoa Cúc Vạn Thọ

Ý nghĩa và cách trồng Hoa Lay Ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *