Hoa Ly là loại hoa đẹp, có nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống. Hoa có nhiều màu sắc tươi đẹp, dùng để trang trí trong nhà hoặc tặng cho bạn bè, người thân.
Hôm nay Shop Hoa Tươi Vũng Tàu sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách trồng và chăm sóc hoa Ly để hoa nở hoa đẹp.
Ý nghĩa hoa ly trong cuộc sống
Cũng như nhiều loài hoa phổ biến khác, hoa ly đa dạng về màu sắc và hương thơm. Hoa ly với những cành lá thon dài và dày dặn, thích hợp sống, phát triển ở những vùng có khí hậu ôn hòa, tiết trời mát mẻ.
Hoa ly thường được trồng vào tháng 10 hàng năm và Tết chính là dịp loài hoa này nở đẹp nhất và tỏa hương thơm nhất. Trong cuộc sống, hoa ly mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào ý niệm của người yêu hoa, hoa ly được lựa chọn với những hàm ý như:
– Là đại diện của sự sang trong quý phái. Hoa ly là biểu tượng của sức mạnh và quyền uy. Đây là ý nghĩa đặc trưng ở các nước Châu Âu khi lựa chọn hoa ly trong các ngày lễ, sự kiện mừng chiến thắng.
– Hoa ly cũng chính là tình mẫu tử thiêng liêng đối với lần đầu làm cha mẹ. Bạn có thể tặng hoa ly để chúc mừng gia đình, bạn bè dịp sinh nở, mẹ tròn con vuông.
– Với những người trẻ tuổi, hoa ly tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, sức trẻ nhiệt huyết và năng động.
– Hoa ly cũng là biểu tượng của những đam mê, sức sống mãnh liệt. Hoa ly đại diện cho những nỗ lực, sự trỗi dậy sau những khó khăn, thất bại.
Đọc thêm: Ý nghĩa hoa Ly
Cách trồng hoa Ly trong chậu
Đây là cách trồng được nhiều người sử dụng, với số lượng trồng hoa ít, hoặc thiếu không gian trồng, hoặc trồng theo thời điểm, thu hoạch 1 lần, đặc biệt là dịp tết. Bạn có thể them khảo cách trồng như sau:
+ Chuẩn bị
Củ hoa lily, ưu tiên loại có đường kính 16 – 20cm, mập mạp, không sâu bệnh
Chậu trồng cây có đường kính từ 20-25cm
Đất trồng cây và phân bón.
+ Trồng cây
Bước 1: Nên chọn chậu trồng có kích thước từ 20-25cm để trồng, bạn cho đất trồng, bón phân vào chậu. Nếu được nên bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng sẽ tạo điều kiện cho củ phát triễn tốt hơn.
Bước 2: Đặt 5 – 6 củ hoa loa lily vào chậu, chú ý cho phần rễ nằm trên lớp phân hữu cơ và các ngọn hướng lên trên
Bước 3: Phủ một lớp phân hữu cơ lên củ hoa lily, chú ý để mức phân hữu cơ cao hơn mép chậu khoảng 5 cm
Bước 4: Nén chặt đất và tưới nước kỹ lưỡng
Bước 5: Tưới giữ ẩm cho hoa và đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng để củ lý phát triễn, nếu chỗ bạn có ánh sáng gắt quá thì có thể sử dụng mái che
Cách trồng hoa Ly trong vườn
+ Chuẩn bị đất, lên luống
Đối với đất vườn thì bạn có thể xử lý trước khi trồng hoa bằng cách xới đất cho tơi xốp, làm sạch cỏ, sạch sỏi đá. Bạn có thể sử dụng vôi hoặc các chế phẩm nấm như Trichoderma để xử lý nấm, các mầm bệnh gây hại cho cây.
Tiến hành lên luống cho đất và bón phân. Bạn có thể bón phân hữu cơ, vi sinh và trộn thêm rơm rạ, hoặc trấu, phân chuồng để tạo điều kiện cho đất tơi xốp
Lên luống rộng 1- 1,2m và luống cao 15-20m.
+ Trồng cây
– Xử lý củ giống: Bạn có thể tham khảo các dung dịch xử lý mầm bệnh cho cây trồng. Khi mua về bạn có tể ngâm củ giống từ 5-10p tùy theo từng dung dịch, điều này giúp phòng trừ nấm bệnh, rồi ta tiến hành gieo trồng
Mặt luống rộng 1m thì trồng 5 củ trên hàng; mặt luống rộng 1,2m thì trồng 6 củ trên hàng, độ sâu tùy kích thước củ giống, thường 10 – 12cm. Đặt củ vào rãnh sau đó lấp 1 lớp đất dày 8-10cm, nén chặt đất xung quanh củ.
Sau khi trồng phủ lớp rơm rạ, cỏ khô để làm mát đất, giúp củ mọc tốt.
Chăm sóc hoa Ly sau khi trồng
+ Bón phân, tưới nước
Khi gieo củ thì thời gian đầu khoảng 2-3 tuần thì không cần bán phân, nhưng cần phải duy trì tưới nước giữ ẩm cho cây.
Nhưng sau tầm 15-20 ngày thì cần phải bón thúc cho cây, để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triễn. Bạn có thể sử dụng NPK để bón cho cây. Ngoài ra Cần bổ sung thêm các loại phân bón lá và vi lượng cho cây.
Trong thời kỳ sinh trưởng của hoa ly cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, tỷ lệ hoa thấp.
Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Nên tưới trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên cây dễ làm thối nụ, hoa.
+ Ánh sáng, nhiệt độ
Nếu gặp nhiệt độ thích hợp thì cây phát triễn tốt, ngược lại nếu nhiệt độ quá thì cây chậm phát triễn, giảm số nụ. vậy nên bạn cần điều chỉnh nhiệt độ, nếu ở bạn có nắng quá thì có thể sử dụng mái che, phun nước.
Nếu cần thiết phải tưới nước lạnh cho cây, hoặc dùng rơm rạ phủ mặt luống để giảm nhiệt độ xuống.
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và ra hoa của hoa Ly. Thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng chậm, thân mềm yếu, lá vàng và hoa không bền.
Nếu hoa ly ra nụ, và hoa vào mùa đông thì cần có đủ ánh sáng, nếu không đủ thì hoa trắng và rụng. Vậy nên bạn phải là treo đèn 20W, 5m2/1 đèn, chiều cao 2m, lắp đặt thêm chụp thiếc để tăng độ phản xạ, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung từ 17 giờ đến 21 giờ đêm
Còn vào vụ Hè thì cần che bớt ánh sáng, đảm bảo không quá dư nhiệt.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng hoa Ly
+ Bệnh thối gốc
Khi cây bị thối gốc sẽ có những biểu hiện như Hoa, chồi non, rễ, rễ thứ cấp xuất hiện những đốm màu xanh đậm, trong điều kiện ẩm ướt đốm lan to và biến màu đen xám, cây bị héo, lá vàng, bộ rễ bị mất màu, cuống lá dính vào nhau.
Nguyên nhân là do dư nước do bạn tưới nhiều, hoặc xuất hiện sau mưa kéo dài từ 2-5 ngày.
Cách phòng trừ là che mưa, hạn chế lượng nước trong đất quá cao.
+ Bệnh khô lá
Bệnh này thường là do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Có biểu hiện là những đốm trắng trên lá, ngoài viền có màu nhạt, ở giữa có vết bệnh màu sẫm. Nếu bạn không phòng trừ thì có lây lan sang các lá khác.
Các phòng trừ là thu gom toàn bộ cây bệnh và loại bỏ tránh việc lây nhiễm.
+ Bệnh thối củ:
Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporum.
Biểu hiện là vết bệnh có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, và có khả năng lây nhiễm lên các bẹ lá, củ bị thối.Khi cây bị bệnh này thì lá non, không có sức sống, nụ chồi tự rụng.
Biện pháp phòng trừ: Nên phòng trừ ngày từ đầu, khi chọn những củ giông khỏe, không bị sâu bệnh, trước khi gieo trồng nên ngâm vào dung dịch trừ nấm.
Khi bón lát không nên cho quá nhiều đạm, vì đạm sẽ dễ làm củ bị nhiễm bệnh.
Khi gieo trồng, nên gieo những ở những thoát nước tốt, vì cây con nhỏ, khả năng bệnh dễ xâm nhập.
Có thể sử dụng thuốc Trichoderma để phòng trừ bệnh.
+ Bệnh thối rễ
Nguyên nhân là do thoát nước kém, đất nén chặt, không thông thoáng nên dẫn đến rể bị úng, nấm bệnh phát triễn và dẫn đến thối rễ.
Biện pháp phòng trừ như vệ sinh đất sạch sẽ, tạo độ tơi cho xốp, nên xử lý đất trước khi trồng. có biện pháp thoát nước cho rễ phát triễn
Thu hoạch
Hoa Ly sau khi trồng từ 50-55 ngày là có nu và sau khoảng 2-3 tuần là có thể thu hoạch. Bởi vậy ngay sau khi nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa. Nếu thu hoạch sớm hơn thì các nụ trên sẽ không phát triễn đầy đủ và không cho ra hoa. Còn nếu thu hoạch trễ thì các nụ hoa sẽ nở hoa sớm hơn, nhanh tàn và dễ bị dập.
Thời gian thu hoạch hoa vào buổi sáng để tránh nụ bị khô tóp lại và hạn chế việc giữ khô trong nhà lưới (không nên quá một giờ). Việc thu vào sáng sớm hay lúc trời râm mát để tránh sự thoát hơi nước của hoa. Tuyệt đối không thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh
Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm, tốt nhất là cắt cách mặt đất 10-15cm, để lại 5-6 lá/cây. Sau khi cắt ngâm ngay cành hoa vào nước sạch để cành hoa không bị mất nước.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ cách trồng hoa Ly tại nhà đơn giản và hiệu quả. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn